Trung Tâm Nam Khoa
43 lượt xem

Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Tiểu Đêm (Phần 1) 

Các Yếu Tố Nguy Cơ Gây Tiểu Đêm (Phần 1) 

TS.BS.CKII. Trà Anh Duy

Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health

Sau khi hỏi bệnh sử và khám lâm sàng, hỏi tiền căn nội khoa và ngoại khoa, thuốc đang dùng, chúng ta có thể xác định nguyên nhân gây tiểu đêm. Sau đó chúng ta đưa ra một số khuyến cáo cho bệnh nhân. Ngoài ra, chúng ta phải xác định và điều trị yếu tố nguy cơ.

Xác định yếu tố nguy cơ:

1. Do người bệnh quan tâm đến ung thư tuyến tiền liệt.

2. Quá trình lão hóa: tiểu đêm thường gặp khi bệnh nhân lớn tuổi, quá trình lão hóa gây ra một số rối loạn:

–       Rối loạn bài tiết ADH

–       Mất nước tại thận: lão hóa gây giảm khả năng cô đặc nước tiểu của thận

–       Bệnh thận gây mất muối

–       Giảm đáp ứng của hệ renin-angiotensin-aldosterone

–       Tăng hormone lợi niệu từ tâm nhĩ

3. Bế tắc dòng ra từ bàng quang: gây tiểu nhiều lần và tiểu đêm, một phần là do bàng quang tăng hoạt, một phần do quá trình lão hóa đường tiết niệu. Các triệu chứng khác bao gồm: tiểu khởi động chậm, tia nước tiểu yếu, cảm giác tiểu không hết, nhưng tiểu đêm lại là triệu chứng đơn độc thường nhất làm cho người bệnh đi gặp thầy thuốc. Tốc độ dòng nước tiểu giảm, áp lực tống xuất bàng quang tăng khi khảo sát niệu động học, hình ảnh hẹp niệu đạo khi khảo sát bằng hình ảnh. Tuy nhiên không phải các triệu chứng trên đây và tốc độ dòng nước tiểu giảm đều là hậu quả của bế tắc dòng ra từ bàng quang, bàng quang giảm trương lực cũng là nguyên nhân.

4. Bàng quang tăng hoạt: tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu gấp, có hoặc không có triệu trứng tiểu không kiểm soát khẩn cấp. Khảo át niệu động học chứng minh bàng quang tăng hoạt vô căn.

5. Bí tiểu mạn tính: trong trường hợp này trong bàng quang có nước tiểu tồn lưu, tiểu nhiều lần và tiểu đêm là hậu quả của bàng quang bị giảm chức năng chứa đựng. Người bệnh tiểu một phần nước tiểu và chỉ mất một khoảng thời gian ngắn thì bàng quang đầy trở lại. Sau khi tiểu, chúng ta vẫn còn sờ được bàng quang.

6. Bệnh lý thần kinh: khi khám nên chú ý dáng đi, tư thế, sức cơ, giảm thị lực vì đôi lúc khó nhận ra. Nhiều bệnh nhân với bệnh lý đa xơ cứng và bệnh Parkinson, triệu chứng đường tiểu dưới là triệu chứng đầu tiên, sau đó triệu chứng thần kinh mới xuất hiện. Một số bệnh nhân mắc bệnh trên đáp ứng với Desmopressin làm giảm tiểu đêm. Người ngôi xe lăn thường có ứ đọng dịch ở chi dưới gây phù chi dưới, đêm đến khi họ nằm có hiện tượng huy động dịch ứ đọng vào tuần hoàn, làm tăng lưu lượng tuần hoàn, và gây đa niệu về đêm do tăng lượng máu đến thận. Một số bệnh nhân bị liệt nửa dưới cơ thể hoặc liệt tứ chi bị mất nhịp sinh học về bài tiết ADH. Nguyên cứu quan sát chứng minh đa niệu về đêm đáp ứng với desmopressin.

(còn tiếp)

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :