[Thực Hư] Nguyên Nhân Bé Trai Vỡ Giọng Như Con Gái
Chào Bác sĩ, cháu nhà tôi lớn rồi mà giọng nói vẫn cứ con gái nên cũng hay về than với mẹ. Nhiều lúc ít nói chuyện với mọi người vì sợ bạn bè, hàng xóm chê cười. Làm thế nào để con tôi khỏi đây bác sĩ?
Chia sẻ trên của chị V. (39 tuổi – TP.HCM) cũng là nỗi lo ngại lớn của rất nhiều bé trai khi bước vào tuổi dậy thì.
Có được giọng nói nam tính như anh bạn cùng lớp để có thể chiếm được cảm tình của các cô bạn gái cùng trường bằng chất giọng ấm áp luôn là mong mỏi của các bạn tuổi teen.
Chính vì vậy, những anh chàng trong giai đoạn vỡ giọng rất ngại giao tiếp vì sợ bị chê cười “giọng như vịt đực”, giọng con gái, bị nghi ngờ giới tính.
Thời điểm vỡ giọng ở bé trai và đặc điểm
Đến tuổi dậy thì, ở các bé trai thanh quản bắt đầu lớn hơn, dây thanh quản dầy hơn, lộ rõ yết hầu. Độ tuổi xảy ra hiện tượng vỡ giọng là 12 – 16 tuổi.
Ở những em trai, vỡ giọng có thể xảy đến đột ngột hoặc diễn ra trong một khoảng thời gian dài.
Vỡ giọng là một hiện tượng sinh lý rất bình thường và được diễn ra theo quy trình sau đây:
- Ở phía trước cổ họng có một chiếc hộp được gọi là “hộp âm thanh” hay thanh quản. Chiếc hộp âm thanh này hoạt động giống như tính năng của một dụng cụ âm nhạc.
- Nó có hai dây thanh âm kéo căng dọc và có tính đàn hồi.
- Khi không khí từ phổi đi qua vùng này, các dây thanh rung lên phát ra âm thanh giọng nói của bạn.
- Trong suốt giai đoạn dậy thì, tinh hoàn bắt đầu sản sinh những kích tố sinh dục nam khiến “hộp âm thanh” phát triển và thay đổi hình dạng.
- Các dây thanh âm sẽ trở nên rộng hơn, dày hơn và vì thế nó rung lên từ từ ở tần số thấp hơn khi không khí đi qua chúng.
- Tần số thấp hơn đem lại cho bạn giọng nói trầm hơn.
Ở một số em trai sự thay đổi này dường như xảy ra rất chậm và giọng nói chỉ dần dần trở nên trầm hơn.
Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sự thay đổi này diễn ra một cách đột ngột, nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn khoảng vài tuần hoặc vài tháng.
Lúc này giọng nói của bạn có lúc cao lúc trầm.
Điều này có thể khiến bạn rất ngại ngùng. Tuy nhiên bạn cũng cần hiểu không có khả năng điều chỉnh âm thanh hay độ cao của giọng. Chính vì thế bạn đừng thay đổi nó.
Thay vào đó hãy chủ động, lạc quan bước qua giai đoạn này, khi mà dây thanh quản đạt được một giới hạn nhất định thì “vỡ giọng” sẽ biến mất.
Có trường hợp nào trẻ không vỡ giọng?
Có những cậu bé mãi không vỡ giọng do dây thanh quản nhỏ, mảnh mai, quá ngắn, thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nam.
Hoặc từng bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp cũng dễ gặp phải những rối loạn về giọng ở tuổi dậy thì hơn.
Lưu ý: Nếu đã qua độ tuổi dậy thì mà vẫn chưa vỡ giọng (quá 17 tuổi) thì hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra và can thiệp.
Lời khuyên của chuyên gia
Bác sĩ Đoàn Anh Sang – Trung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health chia sẻ:
Bước vào tuổi dậy thì, giọng nói có sự thay đổi nhưng chỉ trong một thời gian ngắn rồi giọng của các em sẽ trở nên nam tính hơn.
Chính vì vậy, không nên có tâm lý lo âu khi gặp phải hiện tượng này và cũng không việc gì phải sợ người khác hiểu lầm về giới tính của mình.
Hãy mạnh mẽ trong cử chỉ, điệu bộ, dáng đi để trở thành người đàn ông thực thụ thì không ai có thể nghi ngờ về giới tính của các em.
Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :
- Địa chỉ: 7B/31 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
- Hotline: 0902 353 353 - (028)62 933 301
- Email: menhealth.vn@gmail.com
- Website: https://menhealth.vn
- Nguồn: https://trungtamnamkhoa.com/nguyen-nhan-be-trai-vo-giong-nhu-con-gai.html