Trung Tâm Nam Khoa
34 lượt xem

Đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít do đâu? Có phải là bệnh lý?

Đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ít do đâu? Có phải là bệnh lý?

Đi tiểu nhiều lần nhưng ít là tình trạng số lần đi tiểu trong ngày quá 10 lần và lượng nước tiểu 1 lần ít hơn 100ml. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Truy tìm nguyên nhân đi tiểu nhiều lần nhưng ít

Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Tình trạng tiểu nhiều lần nhưng tiểu ít rất có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như viêm niệu đạo, viêm đài bế thận, viêm bàng quang, viêm thận,… Nguyên nhân gây bệnh có thể do người bệnh không vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, thường xuyên nhịn tiểu tiện…

Ngoài triệu chứng đi tiểu nhiều lần nhưng ít người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng như tiểu buốt, nước tiểu đục… Nếu như mắc sỏi bàng quang, sỏi thận… hoặc có dị vật ở đường tiết niệu thì có thể người bệnh sẽ gặp vấn đề bất thường khi tiểu tiện như tiểu nhiều, tiểu ít, tiểu đau… Bên cạnh đó, việc uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm lợi tiểu, tâm lý bất ổn, sử dụng bia rượu hay đồ uống có ga,… cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước ít.

Do mắc bệnh lý ở tuyến tiền liệt

Các bệnh lý ở tuyến tiền liệt như viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, phì đại lành tính tuyến tiền liệt… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi bất thường về tần suất đi tiểu và số lượng nước tiểu trong mỗi lần tiểu tiện.

Đi tiểu nhiều lần nhưng ít có phải là bệnh lý?

Đi tiểu nhiều lần  có thể là  do bệnh lý, người bệnh cần đi khám và dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa điều trị. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.. 

Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?

Phì đại tuyến tiền liệt được xem là vô hại nếu không gây các triệu chứng khó chịu như tiểu chậm, tiểu khó, tiểu són,… Nếu tình trạng này gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống như mất ngủ, mệt mỏi vì phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu thì bệnh nhân cần điều trị.

 

Cách điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt hiệu quả 

Không phải tất cả trường hợp tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt đều cần phải can thiệp. Trong một số trường hợp nhẹ, người bệnh không cần điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số tình trạng bế tắc (International prostate symptom score-IPSS) và thang điểm chất lượng cuộc sống để điều trị phù hợp.

Phương pháp tự nhiên

Điều trị theo phương pháp tự nhiên nghĩa là không sử dụng thuốc hay can thiệp phẫu thuật, mà thực hiện thay đổi lối sống, tập luyện, nghỉ ngơi để giúp giảm các triệu chứng của bệnh, bao gồm:

  • Đi tiểu ngay khi bạn cảm thấy buồn tiểu 
  • Đi tiểu định kỳ, ngay cả khi không buồn tiểu 
  • Tránh dùng các loại thuốc trị bệnh đường hô hấp không kê đơn hoặc thuốc kháng histamin vì nó có thể gây ức chế bàng quang, khiến bạn khó đi tiểu sạch 
  • Tránh rượu và các thức uống chứa caffeine, đặc biệt là sau bữa tối
  • Điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng, bởi căng thẳng có thể làm tăng số lần đi tiểu
  • Tập thể dục thường xuyên giúp làm giảm mức độ trầm trọng của bệnh
  • Học và thực hành các bài tập Kegel để tăng cường sức khỏe của cơ vùng chậu 
  • Giữ ấm cơ thể, vì lạnh có thể làm cho các triệu chứng trở nên nặng nề hơn.

Điều trị bằng thuốc

Trong trường hợp các biện pháp tự nhiên không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng thuốc điều trị phì đại tuyến tiền liệt gồm:

  • Thuốc chặn alpha-1: Đây là nhóm thuốc làm giãn cơ bàng quang và tuyến tiền liệt để giúp nước tiểu chảy dễ dàng hơn như: Doxazosin, Prazosin, Alfuzosin, Terazosin… Hiệu quả của các loại thuốc này có thể nhận biết trong vài ngày hoặc vài tuần. Tác dụng phụ không mong muốn là có thể khiến người bệnh bị hạ huyết áp, dễ bị mệt mỏi, suy nhược cơ thể và choáng váng. 
  • Thuốc giảm hormone (Thuốc ức chế 5 alpha-reductase): Các loại thuốc làm giảm nồng độ hormone dihydrotestosterone do tuyến tiền liệt sản xuất như Dutasteride và Finasteride thường được kê đơn trong trường hợp này. Thuốc có thể làm cho tuyến tiền liệt nhỏ đi (nhất là với trường hợp tuyến tiền liệt > 30 mL) và cải thiện lưu lượng nước tiểu. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn cương dương và suy giảm ham muốn tình dục. Vì thế, các bác sĩ thường kết hợp các loại thuốc này với thuốc chẹn alpha-1 để cho hiệu quả điều trị cao hơn, giảm tác dụng phụ. 
  • Thuốc kháng Muscarinic: Các loại thuốc kháng Muscarinic như Oxybutynin ER, Solifenacin có tác dụng giãn cơ trơn, điều trị chứng bàng quang tăng hoạt gây tiểu gấp, tiểu không tự chủ. Một số tác dụng phụ của thuốc là khô miệng, táo bón… 
  • Thuốc kháng sinh: Nếu tuyến tiền liệt bị viêm mãn tính do nguyên nhân vi khuẩn, điều trị bằng thuốc kháng sinh có thể cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp tuyến tiền liệt không bị viêm do vi khuẩn thì các loại thuốc này không mang lại hiệu quả. 
  • Thảo dược: Các loại thảo dược như thục địa hoàng, hoài sơn, phục linh, đan bì, trạch tả, xa tiền tử… được cho là có khả năng điều trị phì đại tuyến tiền liệt và thực tế có áp dụng tại nhiều nước. Tuy nhiên, cơ chế tác dụng hiện chưa rõ.

Các phương pháp phẫu thuật

Nếu việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả, một số thủ thuật không xâm lấn hoặc xâm lấn tối thiểu được thực hiện để giải quyết các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt.(5)

Can thiệp ngoại trú

Các thủ thuật này thường là cắt đốt bằng kim xuyên thấu (TUNA), liệu pháp vi sóng  (TUMT), liệu pháp xông hơi nước (Rezūm), nhiệt trị liệu bằng nước (WIT), siêu âm hội tụ cường độ cao (HIFU), cấy ghép Urolift… 

Cả hai phương pháp Urolift và Rezūm đều đã được chứng minh là mang đến hiệu quả tích cực, ít xâm lấn, tiết kiệm chi phí và giúp duy trì chức năng tình dục tốt hơn.

Can thiệp nội trú

Một số thủ thuật can thiệp sâu hơn có thể được khuyến nghị, nếu người bệnh có một trong các vấn đề như: suy thận, sỏi bàng quang, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, tiểu không tự chủ, hoàn toàn không có khả năng tống đẩy nước tiểu ra khỏi bàng quang, tiểu máu tái phát…

Các phương pháp can thiệp bao gồm: 

  • Phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt (TURP): Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất đối với phì đại tuyến tiền liệt vì mang đến hiệu quả cao. Qua niệu đạo, bác sĩ thực hiện đưa dao cắt nội soi vào tuyến tiền liệt và cắt nhỏ chúng ra. Các mảnh nhỏ sẽ được hút ra ngoài và qua ống nội soi. 
  • Cắt tuyến tiền liệt đơn giản: Bác sĩ rạch một đường ở bụng hoặc đáy chậu, khu vực phía sau bìu. Khối cơ bên trong của tuyến tiền liệt sẽ được cắt bỏ, chỉ để lại phần bên ngoài. Thủ thuật này khiến người bệnh nằm viện khá lâu, lên đến 10 ngày.
  • Rạch tuyến tiền liệt qua đường niệu đạo (TUIP): Bác sĩ sẽ tạo một vết rạch nhỏ trên tuyến tiền liệt và cổ bàng quang. Vết rạch này giúp khơi thông dòng nước tiểu từ bàng quang. Với trường hợp này, đôi khi người bệnh không cần phải nằm viện lại. 

Với những thông tin trên, hy vọng giúp người bệnh có thể tìm được phương pháp điều trị tiểu nhiều lần phù hợp với nhu cầu, tiết kiệm thời gian và hiệu quả tốt nhất

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :