Trung Tâm Nam Khoa
249 lượt xem

Giãn Tĩnh Mạch Tinh Khiến Nam Giới “Lép Đạn”

Giãn Tĩnh Mạch Tinh Khiến Nam Giới “Lép Đạn”

Giãn tĩnh mạch tinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra vô sinh. Theo thống kê, 40% nam giới có tinh trùng yếu mắc bệnh giãn tĩnh mạch tinh.

Bệnh giãn tĩnh mạch tinh được biết đến từ giữa thế kỷ 19, nhưng đến 100 năm sau 1950 khi bác sĩ Tullloch người Mỹ báo cáo một trường hợp bệnh nhân có con sau khi mổ giãn tĩnh mạch tinh.

1. Giãn tĩnh mạch tinh là gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele) là giãn rộng của các tĩnh mạch trong bìu, túi da chứa tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng tương tự như giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở chân.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele) là một nguyên nhân phổ biến của việc sản xuất tinh trùng thấp và giảm chất lượng tinh trùng, mặc dù không phải tất cả varicoceles ảnh hưởng đến sản xuất tinh trùng. Giãn tĩnh mạch tinh cũng có thể làm tinh hoàn thu nhỏ.

Trước đây nhiều người nghĩ giãn tĩnh mạch tinh chỉ có ở tinh hoàn trái, hiếm gặp ở bên phải. Nhưng ngày nay, người ta nhận ra rằng cả hai bên tinh hoàn đều có thể bị giãn tĩnh mạch với tỉ lệ xấp xỉ ngang nhau và thường là bệnh cả 2 cùng một lúc.

Bệnh này thường ít rủi ro, nhưng biến chứng nguy hiểm nhất của nó là gây vô sinh nên nam giới không được lơ là.

2. Biểu hiện giãn tĩnh mạch tinh

Theo ước tính có khoảng 15% nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn. Trong số những người bị hiếm muộn nguyên phát (chưa từng có con) do tinh trùng yếu thì tỉ lệ bệnh này lên đến 40%. Còn với những người bị hiếm muộn thứ phát (từng có con rồi, nhưng đến khi muốn có đứa thứ hai thì cố mãi vẫn không được) do tinh trùng yếu, thì tỉ lệ bệnh này lên đến 80%.

Ngoài vấn đề vô sinh, người bị giãn tĩnh mạch tinh sẽ thấy một bên tinh hoàn của mình (thường là bên trái) bị “xệ” xuống, hoặc cả 2 cùng kém săn chắc. Một số người kèm theo đó là bị đau tưng tức rất khó chịu. Cơn đau thường đến khi dương vật cương, hoặc bệnh nhân đi lại nhiều, nếu nằm nghỉ qua đêm thì cơn đau cũng chấm dứt. Có trường hợp bị đau đến mức sợ cương, không dám chơi thể thao vận động. Tinh hoàn chững có thể bị teo dưới 10cc do giãn tĩnh mạch tinh lâu ngày

3. Chẩn đoán giãn tĩnh mạch tinh:

Giãn tĩnh mạch tinh được chia thành 3 cấp độ:

– Độ 1: Giãn tĩnh mạch tinh chỉ sờ thấy khi làm nghiệm pháp Valsalva (hít sâu, phình bụng lên, nín thở)

– Độ 2: Giãn tĩnh mạch tinh sờ thấy khi bệnh nhân ở tư thế đứng

– Độ 3: Giãn tĩnh mạch tinh nhìn thấy dưới da bìu và sợ thấy khi bệnh nhân đứng

Giãn tĩnh mạch tinh có thể lầm với các bệnh khác ở bìu như thoát vị bẹn (sa ruột), nang thừng tinh, viêm mào tinh hay nang thừng tinh nhưng mổ ra chỉ thấy một búi tĩnh mạch giãn to. Muốn biết có bị giãn tĩnh mạch tinh hay không thì phải đến gặp bác sĩ chuyên thăm khám. Và phương tiện khám tốt nhất không phải là máy siêu âm màu mà là hai bàn tay và trình độ chuyên môn của người bác sĩ.

4. Điều trị giãn tĩnh mạch tinh

a.  Điều trị nội khoa

Với các trường hợp bệnh nhẹ, cấp độ 0 – 1 thường chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản và sức khỏe của người bệnh thì điều trị bằng nội khoa đơn giản là phù hợp.

b. Điều trị ngoại khoa

Khi bệnh nhân sau khi uống thuốc nhưng vẫn không thuyên giảm thì phải tiến hành phẫu thuật

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch tinh là kỹ thuật can thiệp để xử lý các tĩnh mạch bị giãn mà vẫn bảo toàn ống dẫn tinh cũng như hệ thống mạch máu ở cơ quan sinh dục. Điều này đảm bảo bảo toàn được chức năng sinh sản của nam giới.

Một số trường hợp sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa

+ Ảnh hưởng đến chức năng sinh sản: Khi hai vợ chồng đang hiếm muộn và xác nhận người vợ có chức năng sinh sản bình thường, người chồng có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ bất thường và giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ vừa trở lên.

+ Triệu chứng giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng đến cuộc sống như: đau đớn, khó chịu, tổn thương tinh hoàn, biến dạng bìu,…

+ Giãn tĩnh mạch tinh do tác dụng phụ của quá trình giảm sản xuất testosterone khiến một bên tinh hoàn có xu hướng phát triển chậm hơn, teo nhỏ hơn bên còn lại.

Khả năng có con sau mổ (từ 3 tháng đến 2-3 năm) lên đến 60%. Ngay khi trong tinh dịch không có tinh trùng thì mổ cột tĩnh mạch tinh giãn cũng có thể giúp tinh hoàn “hồi sinh”: tinh hoàn nở to lại, sản xuất tinh trùng trở lại và bệnh nhân có con tự nhiên.

5. Kết luận

Theo những nghiên cứu cho thấy để cải thiện chất lượng tinh trùng, các bác sĩ đã đưa phương pháp vi phẫu thuật vào điều trị giãn tĩnh mạch tinh, giúp giảm tỉ lệ tái phát, tránh được biến chứng teo tinh hoàn và tràn dịch tinh mạch về sau, cải thiện chất lượng tinh trùng trong điều trị vô sinh.

Điều quan trong, khi thấy biểu hiện bất thường ở tinh hoàn thì cần chủ đến gặp bác sĩ đúng chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cũng như được tư vấn cách chữa trị phù hợp nhất.

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :