Trung Tâm Nam Khoa
844 lượt xem

Cắt Bao Quy Đầu Ở Trẻ Em – Cẩm Nang Cha Mẹ Cần Biết

Cắt Bao Quy Đầu Ở Trẻ Em – Cẩm Nang Cha Mẹ Cần Biết

Cắt bao quy đầu ở trẻ em không phải lúc nào cũng nằm trong chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cần hiểu rõ bản chất của tiểu phẫu và thời điểm khi nào các bé mới cần cắt kẻo tiền mất mà tật mang!

Bao quy đầu ở trẻ em, như danh xưng của nó, là phần da đóng vai trò như một cái “bao” bọc quanh quy đầu và “chừa chỗ” cho nước tiểu thoát ra. Thực tế, bao quy đầu là một thành phần không thể thiếu của bất kì bé trai nào.

Bao quy đầu ở bé trai: quá trình hình thành và phát triển

Theo tiến trình sinh lý, khi mới sinh thì đa phần bao quy đầu ở bé trai dính tự nhiên vào quy đầu. Điều này hết sức bình thường.

Theo thời gian trong 3 – 4 năm đầu đời, quy đầu và “lớp vỏ” này sẽ được tách ra dần do lớp bề mặt da bong ra và tích tụ thành chất bợn nằm ngay bên dưới bao quy đầu.

Việc “mở mắt” của cậu bé cũng được diễn tiến rất tự nhiên khi “cậu bé” cương lên lúc ngủ hoặc khi mắc tiểu.

Theo đó, đến 3 tuổi thì khoảng 90% các bé trai có bao quy đầu tuột xuống được. Bên cạnh đó, đến khoảng trên 16 tuổi thì có vào khoảng 1% các cậu chàng bị hẹp bao quy đầu thật sự.

Chính vì vậy, bao quy đầu dù chỉ là cấu trúc cơ thể nhỏ bé nhưng lại có sự thay đổi khác nhau trong từng giai đoạn phát triển và khác biệt ở mỗi bé trai.

Khi nào thì cần cắt bao quy đầu cho trẻ?

Việc cắt bao quy đầu ở trẻ em đến nay vẫn còn tranh cãi do các quan niệm khác nhau, từ xã hội đến tôn giáo. Đơn cử ở người theo đạo Hồi hay đạo Do Thái, việc cắt bao quy đầu ở trẻ em là điều bắt buộc.

Bên cạnh đó, theo thống kê thì 82.5% nam giới Hoa Kỳ đều nói lời “tạm biệt” bao quy đầu từ rất sớm. Dẫu vậy, việc cắt bao quy đầu về ý nghĩa y học vẫn chưa thống nhất, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Dưới đây là 3 lý do cơ bản để cha mẹ cân nhắc việc đưa trẻ đi khám để có chỉ định cắt bao quy đầu:

  •  Khi trẻ bị bí tiểu hoặc mỗi lần đi tiểu mà bao quy đầu căng phồng lên như bong bóng thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ thực sự đã bị hẹp bao quy đầu có biến chứng.

Trường hợp như vậy thì nằm trong chỉ định cắt bao quy đầu khẩn.

  • Ngoài ra, nếu trẻ bị tiểu khó do rắc rối từ bao da này thì vẫn nên đưa đến bác sĩ.

Khi ấy, bác sĩ sẽ dùng kẹp vô trùng banh nhẹ nhàng bao quy đầu để “mở lối” cho nước tiểu thoát ra.

  • Nếu tiểu khó tái phát nhiều lần thì cũng là trường hợp cần cân nhắc đến việc cắt bao quy đầu cho trẻ.
  • Cuối cùng, cắt bao quy đầu cũng nên được tiến hành ở trẻ nhỏ bị viêm nhiễm bao quy đầu tái phát nhiều lần.

Lời khuyên của chuyên gia quanh câu chuyện quy đầu ở bé trai

Bộ phận nhỏ xíu xiu trên ấy vậy mà lại là một trong những trăn trở thường thấy ở các bậc làm cha làm mẹ.

Bác sĩ Võ Duy Tâm – Trung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health cho biết:

Không ít trường hợp các cậu bé 1-2 tuổi được ba mẹ giúp “mở mắt” bằng cách cố gắng tuột ra khi đi bé tắm. Động tác này không chỉ không có tác dụng dự phòng hẹp bao quy đầu, trái lại chính động tác này lại còn dễ dẫn đến hẹp bao quy đầu thứ phát vì gây chảy máu, tạo sẹo ở chỏm bao.

Hơn nữa, động tác thô bạo trên có thể gây đau và ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của trẻ nhỏ.

Ở độ tuổi này, việc bao quy đầu không tuột xuống hết là một điều hết sức bình thường. Đến 3-4 tuổi, khi bao quy đầu có thể tuột xuống hết được thì có thể hướng dẫn bé cách tự tuột bao quy đầu để vệ sinh.

Cắt bao quy đầu thường được thực hiện ở những trẻ lớn và thành niên, ít khi áp dụng cho trẻ quá nhỏ. Ở trẻ nhỏ bao quy đầu thường che phủ cả quy đầu, khi lớn bao quy đầu dãn nở và lộ ra.

Bác sĩ đang tư vấn cắt bao quy đầu ở trẻ vị thành niên

Cuối cùng, hãy để bao quy đầu phát triển bình thường như tự nhiên và tránh những can thiệp mạnh bạo không cần thiết.

Trong quá trình phát triển của trẻ cũng như của bao quy đầu, khi thấy có những dấu hiệu bất thường như bí tiểu, tiểu khó, viêm tái đi tái lại hoặc bao quy đầu chậm tuột thì các cha mẹ nên đưa bé đến chuyên gia sức khỏe nam giới nhằm có lời khuyên và chỉ định tốt nhất, thậm chí là cắt bao quy đầu khi cần thiết.

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :