Trung Tâm Nam Khoa
1618 lượt xem

Bệnh Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Bệnh Phì Đại Tuyến Tiền Liệt Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì? Đây là băn khoăn mà rất nhiều đấng mày râu tuổi trung niên quan tâm. Theo thống kê, có đến 50% nam giới sau tuổi 60 có biểu hiện của phì đại tuyến tiền liệt. Hiểu bệnh để phòng và chữa đúng cách là điều vô cùng thiết thực lúc này.

“Bố tôi năm nay đã ngoài 60 và dạo gần đây rất thường hay tiểu đêm, có đêm đến 3-4 lần và lần nào cũng phải “làm bạn” với nhà vệ sinh rất lâu, ông còn hay than tiểu khó.  Vì tuổi cao sức yếu nên cũng rất ngại đi khám mà không đi khám thì lại lo không biết có bệnh gì hay không.”

Đó là tâm sự chân thành mà anh T.N. H (30 tuổi-Tân Phú) đã chia sẻ với bác sĩ Võ Duy Tâm sau khi đưa bố đi khám tại Trung tâm sức khỏe Nam giới sau nhiều lần bố từ chối. Có thể thấy, chính tâm lý ngại đi khám bệnh mà vô số bệnh nhân, như bố anh H. đã không được hưởng niềm vui tuổi già do căn bệnh phì đại tuyến tiền liệt. Vậy bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì mà các quý ông và lão ông ai ai cũng sợ?

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là bệnh gì?

Trước khi hiểu bệnh phì đại tuyến tiền liệt là gì ta cần biết tuyến tiền liệt là cơ quan nào và chức năng ra sao để thấy rõ vai trò và mức độ nguy hiểm của bệnh tuyến tiền liệt.

Tuyến tiền liệt là cơ quan nằm trong hệ thống tiết niệu sinh dục ở nam giới. Tương tự như tử cung chỉ có ở nữ giới, tuyến tiền liệt cũng là tuyến đặc trưng chỉ có ở đàn ông. Tuyến tiền liệt nằm sát ngay dưới bàng quang, bao quanh cổ bàng quang và niệu đạo. Kích thước bình thường của tuyến tiền liệt nhỏ cỡ đầu ngón chân cái, nặng khoảng 20g và dài khoảng 4 cm.

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp ở nam giới độ tuổi từ 50 trở lên. U phì đại lành tính tuyến tiền liệt (hay u xơ tiền liệt tuyến) là sự phì đại lành tính của tuyến tiền liệt

Vị trí của tuyến tiền liệt trong hệ sinh dục nam

Chức năng, vai trò của tuyến tiền liệt: Tuyền tiền liệt đóng vai trò như một “van” điều khiển, giúp điều chỉnh dòng nước tiểu ra khỏi bàng quang. Ngoài ra, tuyến này còn có nhiệm vụ tiết dịch nhằm ngăn chặn sự hình thành viêm nhiễm xảy ra ở đường tiểu, góp “vốn” khoảng 25% thể tích tinh dịch và bảo vệ tinh trùng. Cơ trơn trong mô đệm tuyến tiền liệt co bóp còn giúp tống xuất tinh dịch trong quá trình xuất tinh ở nam giới.

Sau tuổi 40, tuyến này thường phình to ra theo quá trình lão hóa của cơ thể.

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt hay dân gian còn gọi bệnh u xơ tuyến tiền liệt là bệnh lý hình thành do sự tăng sinh lành tính của những mô đệm xung quanh tuyến tiền liệt, làm bít cổ bàng quang và gây ra những triệu chứng đường tiểu ở nam giới. Đây được xem là dạng bướu lành rất thường gặp trong hệ thống đường tiết niệu sinh dục nam.

Tuổi tác càng cao thì nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt càng lớn.

Nguyên nhân nào dẫn tới phì đại tuyến tiền liệt?

Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác mà chỉ biết được những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh này. Những yếu tố đó bao gồm:

Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, nguy cơ phì đại càng lớn. Cũng giống như bất kì cơ quan nào trong cơ thể, tuyến tiền liệt cũng dần lão hóa, hết “hạn sử dụng”.

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời thì sẽ gây ra biến chứng khó lường. Mức độ phì đại tuyến tiền liệt ở mỗi người khác nhau, bình thường ở mức 20g tăng thêm từ 30-80g, cũng có người từ 100-200g.

Nam giới có tiền sử bị rối loạn nội tiết tố sinh dục có nguy cơ bị phì đại tuyến tiền liệt.

Nam giới có tiền sử mắc các bệnh về đường tiết niệu và nội tiết như viêm niệu đạo, tiểu đường hay rối loạn chức năng tuyến giáp.

Nam giới có lối sống không lành mạnh như ăn nhiều chất béo bão hòa, hút thuốc lá, nghiện rượu bia… góp phần làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, khiến các gốc tự do hình thành trong cơ thể.

Nam giới thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại và khí thải công nghiệp từ công việc hay môi trường sống.

Người chịu áp lực cao trong công việc, thường xuyên căng thẳng, stress cũng có nguy cơ bị phì đại tiền liệt tuyến…

Biểu hiện của bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt

Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt thường không rõ ràng, chúng âm thầm tiến triển mà người bệnh không nhận ra và dần trở nên “quen thuộc” với chúng. Trong đó, có 2 nhóm triệu chứng phải kể đến là triệu chứng kích thích đường tiểu dưới và triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới.

  • Triệu chứng kích thích đường tiểu dưới: tiểu lắt nhắt, tiểu gấp (cảm giác khó chịu phải đi tiểu ngay lập tức không thể chờ), tiểu đêm (>1 lần/đêm, có thể đến 3-4 lần mỗi đêm hoặc hơn).
  • Triệu chứng bế tắc đường tiểu dưới: tiểu khó, tiểu phải rặn, tiểu ngắt quãng, tiểu nhỏ giọt, tia nước tiểu yếu, cảm giác tiểu không hết nước tiểu,…

Có thể bạn quan tâm: Đau bụng dưới ở nam khi tiểu có phải viêm tuyến tiền liệt?

Cách chẩn đoán bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Nếu nhận thấy những biểu hiện lạ nêu trên và nghi ngờ mình đã mắc bệnh phì đại tuyến tiền liệt, bạn nên tìm đến các chuyên gia về sức khỏe nam giới để thăm khám kịp thời.

Trước tiên bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, tìm hiểu về tiền sử bệnh lý cũng như lắng nghe những triệu chứng mà bệnh nhân cho rằng mình có thể mắc phì đại tuyến tiền liệt. Dựa trên những bảng câu hỏi đã được thiết kế để đánh giá các triệu chứng, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh, mức độ và diễn tiến bệnh.

Bệnh nhân sau đó được làm xét nghiệm máu để định lượng kháng nguyên PSA – Đây là kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt, qua đó gợi ý đây là tăng sinh lành tính hay ác tính (ung thư). Ngoài ra, các chỉ số free PSA hay % PSA cũng cần thiết cho chẩn đoán.

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt có thể do một số nguyên nhân sau: Do rối loạn nội tiết tố sinh dục nam testosterone. Những người không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt thì thường không điều trị

Xét nghiệm PSA giúp chẩn đoán phì đại tiền liệt tuyến

Tiếp theo, bác sĩ sẽ thăm khám qua ngả trực tràng bằng cách đưa tay vào hậu môn để sờ và cảm nhận tuyến tiền liệt.

Siêu âm ổ bụng và các hình ảnh học khác còn giúp bác sĩ đánh giá được lượng nước tiểu tồn dư ở bàng quang, những bất thường và tổn thương khác ở bàng quang hay hệ thống đường tiết niệu.

Hệ quả của bệnh phì đại tuyến tiền liệt

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là sự tăng sinh lành tính, thường không gây nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như tiểu khó, tiểu lắt nhắt, tiểu đêm,… Từ đó, chất lượng cuộc sống bị giảm sút. Chưa kể đến trường hợp người già tiểu đêm nhiều lần có thể gặp những tai nạn như trượt chân, té ngã,…

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt là chứng bệnh thường gặp ở nam giới lớn tuổi, với các triệu chứng như đi tiểu khó khăn, dòng nước tiểu yếu, tiểu nhiều lần. Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ của hệ sinh sản nam, trọng lượng chừng 20gram, nằm trước trực tràng, dưới bàng quang và bao quanh niệu đạo

Tiểu đêm-nỗi khổ của người cao tuổi

Nếu chủ quan và không chữa kịp thời, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn và gây ra những biến chứng như bí tiểu, bàng quang căng cứng. Đây là một cấp cứu niệu khoa mà bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị dẫn lưu nước tiểu cũng như các hỗ trợ cần thiết khác.

Ngoài ra, bệnh ở giai đoạn nặng có thể khiến người bệnh tiểu ra máu, bàng quang ứ nước tiểu lâu ngày sẽ trở nên dày hơn để cố gắng đẩy nước tiểu ra ngoài, thuật ngữ y khoa gọi là “bàng quang chống đối”, lâu dần có thể dẫn đến mất trương lực, giảm sự bóp nước tiểu.  Việc nước tiểu ứ đọng lâu ngày còn gây ra hiện tượng sỏi bàng quang, ứ nước lên niệu quản và bể thận kèm hoặc không kèm nhiễm trùng, cuối cùng có thể dẫn đến suy thận.

Bệnh phì đại tuyến tiền liệt có chữa khỏi không?

Tùy thuộc vào mức độ và diễn tiến bệnh đang ở giai đoạn nào mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau để chữa khỏi bệnh.

  • Thông thường, nếu siêu âm và tình cờ phát hiện tuyến tiền liệt to bất thường mà người bệnh chưa có triệu chứng rõ rệt nào, bệnh nhân sẽ được theo dõi và cần thay đổi lối sống của mình.

Một lối sống lành mạnh như sau sẽ góp phần làm thuyên giảm bệnh ở giai đoạn ban sơ:

-Giảm căng thẳng stress, hạn chế hay không sử dụng chất kích thích như bia rượu, cà phê, trà… góp phần giảm áp lực lên bàng quang

-Tăng cường vận động thể chất

-Không nhịn tiểu

-Trước lúc đi ngủ 2-3 giờ, không nên uống nhiều nước, chia nhỏ lượng nước uống trong ngày

  • Nếu tình trạng phì đại đang ở mức trung bình, bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa (dùng thuốc) để chữa.
  • Nếu tình trạng phì đại tuyến tiền liệt ở mức nặng, đã có những biến chứng trên đường tiết niệu như sỏi bàng quang, bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật) như nội soi cắt đốt tuyến tiền tiệt qua ngả niệu đạo. Bác sĩ sẽ cân nhắc và lựa chọn phương pháp ít xấm lấn và thích hợp nhất đối với tình trạng bệnh.

Bác sĩ Võ Duy Tâm, Trung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health đưa ra lời khuyên cho các quý ông như sau:

Phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý khó có thể tránh khỏi và đại đa số nam giới ngoài tuổi trung niên 40 trở lên đều có nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy, việc quan tâm đến sức khỏe, phòng bệnh hơn chữa bệnh rất quan trọng. Nam giới thuộc nhóm nguy cơ cao cần thăm khám định kỳ để tầm soát bệnh trước khi bệnh xuất hiện và diễn tiến nặng.

Tuyến tiền liệt to dần sau 50 tuổi, kích thước tăng theo tuổi tác nên u xơ tiền liệt tuyến còn gọi là tăng sinh phì đại lành tính tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt bao quanh niệu đạo, khi phát triển to sẽ kích thích cổ bàng quang đóng chặt tạo ra sự cản trở cơ học lên ống dẫn nước tiểu

Tầm soát bệnh tuyến tiền liệt mỗi 6 tháng giúp phòng bệnh hiệu quả

Lời khuyên từ chuyên gia

Xây dựng một lối sống lành mạnh, đặc biệt ở người ngoài tuổi trung niên là việc dễ dàng hơn nhiều so với khi phải chống chọi với những sự khó chịu do bệnh gây ra.

Do đó, để lấy lại sức khỏe, phòng tránh phì đại tuyến tiền liệt và vui sống mỗi ngày, nam giới nên tăng cường vận động, bổ sung thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, hạn chế bia rượu thuốc lá, giải trí lành mạnh để cơ thể thư giãn, tầm soát bệnh mỗi 6 tháng.

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :