Trung Tâm Nam Khoa
113 lượt xem

Các Bệnh Ung Thư Thường Gặp Ở Nam Giới

Các Bệnh Ung Thư Thường Gặp Ở Nam Giới

Đa phần mọi người đều nghĩ ung thư đồng nghĩa với án tử bởi sự nguy hiểm của bệnh lý quái ác này. Theo thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do ung thư ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới.

Số liệu thống kê từ 2011-2015, tỷ lệ tử vong do ung thư là 196,8/100.000 ở nam giới và 139,6/100.000 ở nữ (Theo Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ. Cancer Statistics. Cập nhật 27/04/2018)

Các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư đại trực tràng… Hiểu biết đúng về các bệnh lý này, giúp bạn có hướng điều trị nhanh chóng và tăng tỷ lệ chữa khỏi bệnh.

Các bệnh ung thư thường gặp ở đàn ông

Ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất trong các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới. Tuy nhiên tỷ lệ tử vong lại thấp hơn bệnh ung thư phổi. Nguyên nhân là do sự khác biệt về tỷ lệ sống giữa 2 bệnh. Trong khi tỷ lệ sống sau 5 năm với ung thư tuyến tiền liệt là 99% thì ở ung thư phổi chỉ khoảng 16-17%.

Hầu hết nam giới được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt trước khi họ có các triệu chứng. Đến khi có các triệu chứng thì bệnh thường đã tiến triển qua các giai đoạn muộn. Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt gồm: tiểu khó, tiểu phải rặn, tiểu không hết nước tiểu, bí tiểu, tiểu đêm, tiểu máu, đau xương do di căn…

Ung thư tuyến liệt là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới

Ung thư tiền liệt tuyến có thể được sàng lọc bằng việc khám định kỳ, làm xét nghiệm PSA và siêu âm tuyến tiền liệt qua đường trực tràng. Lứa tuổi nên thực hiện sàng lọc ung thư là những người trên 40 tuổi, gia đình có tiền sử người thân mắc ung thư hoặc có các triệu chứng của bệnh. Việc phát hiện ung thư tuyến tiền liệt sớm giúp nam giới chữa bệnh ngay từ giai đoạn đầu.

Ung thư phổi

Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi thấp hơn ung thư tuyến tiền liệt, nhưng bệnh này lại có tỷ lệ tử vong cao số 1 trong các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới. Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh ung thư phổi.

Triệu chứng ung thư phổi điển hình như: ho dai dẳng, ho ra máu, khàn giọng, khó thở, đau ngực…

Ung thư phổi có thể được phát hiện thông qua khám sức khỏe định kỳ, chụp X-Quang phổi, xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư như CEA, SCC, NSE, Cyfra 21-1, Pro –GRP. Đối tượng được khuyến cáo sàng lọc ung thư phổi là những người 55-80 tuổi, hút thuốc trên 15 năm và trên 30 gói/năm.

Ung thư đại trực tràng

Ưng thư đại trực tràng loại ung thư phổ biến thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư đại trực tràng gồm: thừa cân, béo phì, không hoạt động thể chất, chế độ ăn nhiều thịt đỏ, hút thuốc lá, sử dụng nhiều rượu, tiền sử cá nhân mắc polyp đại trực tràng hoặc tiền sử gia đình mắc ung thư đại trực tràng.

Triệu chứng ung thư đại tràng như: thường xuyên táo bón hoặc tiêu chảy, chảy máu trực tràng, đau bụng, gầy sút cân.

Ung thư đại trực tràng là loại ung thư đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới

Phát hiện sớm ung thư đại trực tràng và điều trị đúng phác đồ mang lại kết quả khả quan. Nội soi đại trực tràng cần được thực hiện sàng lọc với những người có nhiều yếu tố nguy cơ cao hoặc người trên 50 tuổi. Đối với loại ung thư này chữa bệnh ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm là khoảng 75%.

Ung thư bàng quang

Tỷ lệ mắc ung thư bàng quang ở nam giới cao gấp 4 lần ở nữ giới nên đây cũng được coi là một bệnh lý hết sức nguy hiểm.

Biểu hiện của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu (máu làm nước tiểu đỏ tươi hoặc cục máu đông) cùng với đó là tiểu buốt hoặc tiểu nhiều lần.

Hiện nay, chưa có khuyến cáo nào cho việc sàng lọc ung thư bàng quang. Để phát hiện sớm bệnh này, nam giới cần đi khám ngay khi có các triệu chứng bất thường, đặc biệt là vấn đề tiểu tiện. Như các bệnh ung thư thường gặp khác ở nam giới thì tiên lượng ung thư bàng quang phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh. Với ung thư bàng quang giai đoạn ở I, nếu chữa trị đúng thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm là khoảng 90%.

Làm sao để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư thường gặp ở nam giới?

  • Trước tiên, muốn bảo vệ cơ thể trước bệnh ung thư, nam giới cần có sức khỏe tốt. Cụ thể vận động thể lực thường xuyên không chỉ giúp tránh béo phì, các nguy cơ tim mạch mà còn ngăn ngừa không ít bệnh ung thư.
  • Chế độ ăn uống đúng cũng góp phần làm giảm nguy cơ ung thư rất nhiều. Nam giới nên ăn đa dạng các loại rau củ, giảm hàm lượng thịt đỏ cùng các loại thịt chế biến sẵn như: xúc xích, thịt nguội…
  • Cần hạn chế tối đa các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá.

Nâng cao nhận thức về các bệnh ung thư thường gặp giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Cần chọn lọc thông tin một cách kỹ lưỡng, tránh những thông tin sai lệch làm ảnh hưởng tới tâm lý và quá trình chữa khỏi bệnh.

Quan trọng nhất khi có triệu chứng bất thường trên cơ thể, nam giới cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt chú ý là những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao hoặc có người trong gia đình bị ung thư. Đồng thời, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, thực hiện tầm soát bệnh ung thư và các bệnh lý nền có khả năng tiến triển thành ung thư để không bỏ lỡ “thời gian vàng” trong điều trị ung thư hiệu quả.

Xem thêm: Chi phí gói tầm soát ung thư nam giới tại Men’s Health

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :