Trung Tâm Nam Khoa
317 lượt xem

Cắt Bao Quy Đầu Nhiễm Trùng, Lỡ Loét: Nguy Cơ và Tác Hại

Cắt Bao Quy Đầu Nhiễm Trùng, Lỡ Loét: Nguy Cơ và Tác Hại

Cắt bao quy đầu là gì?

Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu rất khá đơn giản, thường được thực hiện với phương pháp gây tê tại chỗ cùng đôi bàn tay của các bác sĩ ngoại khoa. Có lẽ vì tiểu phẫu được thực hiện tại “của quý” trên cơ thể nam giới nên vô hình trung cắt bao quy đầu trở thành một phẫu thuật lớn và hết sức quan trọng đối với các anh.

Dù không phức tạp trong cách thực hiện nhưng nếu không đảm bảo những nguyên tắc vô khuẩn cơ bản của ngoại khoa, hoặc không thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc sóc vết thương kỹ lưỡng, có thể sẽ gây ra biến chứng và để lại hậu quả không đáng có. Nhiễm trùng vết thương cắt bao quy đầu là một trong những biến chứng đó.

Bệnh nhân H.H.P.S sinh năm 1995, ngụ tại quận Gò Vấp – TPHCM đến Trung tâm Sức khoẻ Nam giới Men’s Health trong dáng vẻ thấp thỏm lo lắng. Trò chuyện cùng bác sĩ Võ Duy Tâm, anh S. cho biết vừa cắt bao quy đầu tại một cơ sở tư nhân ở quận 3 cách đó 8 ngày.

Vì chi phí thay băng và chăm sóc vết thương tại cơ sở này quá cao, anh S. quyết định tự thay băng ở nhà. 3 ngày trước khi đến khám Men’s Health, anh S. có biểu hiện bất thường ở quy đầu: nổi một số bóng nước, sưng nề, bầm máu và đỏ da. Phần vết cắt và đường khâu có xu hướng siết chặt, xung quanh phù nề, hai mép vết thương không liền được, nhiều vị trí lở loét và chảy dịch mủ vàng, có mùi hôi.

Trường hợp của anh S., sau khi xem qua vết thương và thăm hỏi, bác sĩ Tâm đánh giá đây là tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau cắt bao quy đầu.

Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến nhiễm trùng:

  • Chăm sóc vết thương không đảm bảo vô khuẩn: Thông thường chăm sóc vết thương sau cắt bao quy đầu khá đơn giản. Tháo băng, sát khuẩn theo đường khâu, chặm khô và băng lại. Tuy nhiên, nếu tự người bệnh thao tác có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo vô khuẩn cơ bản, từ đó bội nhiễm vi trùng gây bệnh. Cũng không loại trừ trường hợp các cơ sở thực hiện thay băng không đảm bảo.
  • Hiện tượng bóng nước nổi lên quy đầu có thể vì băng quá chặt, làm cho tuần hoàn máu và thoát lưu dịch không thuận lợi. Do đó có hiện tượng sưng phồng, nổi bóng nước. Đây cũng có thể là điều kiện bước đầu để vi trùng tấn công.
  • Kỹ thuật tiểu phẫu chưa đúng chuẩn, cầm máu không tốt dẫn đến bầm máu đến tụ máu sau mổ. Máu là môi trường thuận lợi cho nhiều vi khuẩn sinh sôi, do đó nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ cao hơn. Người thực hiện tiểu phẫu và người phụ “phạm vô khuẩn” cũng là một yếu tố mang tính chủ quan, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn vết mổ sau đó.
  • Một số yếu tố nhỏ khác như loại chỉ khâu cũng có thể góp phần tăng/giảm khả năng nhiễm trùng. Những loại chỉ thẩm mỹ, đơn sợi, nhỏ và chất liệu không tan có thể giúp vết thương nhanh khô ráo hơn, lành tốt hơn. Nhưng khi thực hiện thao tác với các loại chỉ này cần đôi bàn tay tinh tế và kinh nghiệm của bác sĩ. Trong khi đó, các loại chỉ đa sợi, tự tan, chỉ lớn thì có xu hướng dễ bám dính vi trùng hơn, kích ứng mô nhiều hơn.

Hậu quả việc xử lý vết cắt BQĐ không đúng cách:

Nhiễm trùng vết thương sau cắt bao quy đầu nếu để chậm trễ thì quá trình xử lý và điều trị có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng:

  • Chậm lành và kéo dài thời gian hậu phẫu
  • Sẹo xấu sau khi lành vết thương.
  • Một số tình huống nhiễm trùng lan rộng, gây mất da dương vật.
  • Đặc biệt là sự kiện này có thể để lại một dấu ấn tâm lý tiêu cực, khiến nam giới mất đi sự tự tin vốn có cần thiết về cậu nhỏ của mình.

 

Tóm lại, dù tiểu phẫu bao quy đầu khá đơn giản nhưng cần được thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo một số nguyên tắc cơ bản trong phẫu thuật. Nếu không có thể sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Việc lựa chọn phương pháp an toàn và cơ sở y tế uy tín thực hiện sẽ giúp giảm tránh nguy cơ viêm nhiễm lỡ loét, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới.

Có thể bạn quan tâm:

PHÁI MẠNH CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ TRƯỚC KHI CẮT BAO QUY ĐẦU?

Vì Sao Cắt Bao Quy Đầu Vi Phẫu Là Phương Pháp Ưu Việt Nhất?

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :