Trung Tâm Nam Khoa
48 lượt xem

TIỂU ĐÊM từ góc nhìn khoa học

TIỂU ĐÊM từ góc nhìn khoa học

Tiểu đêm thường được diễn tả như là một triệu chứng trong một số bệnh lý khác nhau hoặc là một trong các triệu chứng đường tiết niệu dưới (LUTS). Các nghiên cứu cho thấy từ tiểu đêm đã thay đổi định nghĩa tùy theo điều kiện và là một từ ngữ mang tính tương đối. Theo ICS, “Tiểu đêm là sự than phiền một cá nhân phải thức giấc vào ban đêm một hay nhiều lần để đi tiểu”.

Ngày nay, đây là tình trạng do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng có thể độc lập với các điều kiện khác gây ra LUTS (ví dụ: bàng quang tăng hoạt, phì đại lành tính tuyến tiền liệt). Chứng tiểu đêm mới được công nhận như một thực thể lâm sàng trong thời gian gần đây.

Một nghiên cứu tại Anh trên 5204 người với tuổi trung bình là 45,8 cho thấy rằng có khoảng 31% người đi tiểu ít nhất 1 lần trong đêm, 14,2% thức dậy đi tiểu hai lần. Trong hai nghiên cứu khác về tiểu đêm, người ta cũng đã thấy 28,5% thức dậy tiểu 1 lần và 11,3% thức dậy tiểu 2 lần trong đêm. Các nghiên cứu được công bố cho đến nay đồng ý rằng sự phổ biến của tiểu đêm tăng lên cùng với tuổi tác, và là tỉ lệ tương đương nhau giữa nam và nữ.

Trong một số nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng 31% người đi tiểu ít nhất 1 lần trong đêm, 14,2% thức dậy đi tiểu hai lần

Trong một số nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng 31% người đi tiểu ít nhất 1 lần trong đêm, 14,2% thức dậy đi tiểu hai lần

Theo ICS, các biện pháp nhằm thay đổi lối sống và tư vấn về sử dụng nước hợp lý có thể làm giảm hoặc loại bỏ tiểu đêm. Thực hiện thay đổi lối sống như giảm rượu bia, cà phê và một số thức uống khác gần giờ đi ngủ đã được chứng minh là giảm tiểu đêm. Người ta ước tính rằng khoảng một nửa số bệnh nhân bị tiểu đêm có chức năng bàng quang bình thường và sản xuất nước tiểu bình thường.

Trong 24 giờ lọc cầu thận khoảng 180 lít nước. Trong số này 90% được tái hấp thu ở ống lượn gần và quai Henle, 10% còn lại đi vào các ống lượn xa và ống góp, tại đó natri, nước cũng như một số yếu tố khác được tái hấp thu dưới tác động của aldosterone và ADH. Kết quả là lượng nước tiểu được sản xuất khoảng 1-2ml/phút trong điều kiện bình thường.

Ở người lớn khỏe mạnh việc sản xuất nước tiểu vào ban đêm là ít hơn một nửa thời gian trong ngày. Điều này một phần là do sự giảm sự bài tiết các chất hòa tan như natri, urê liên quan đến việc ăn uống, và một phần là do tác động của ADH. Ở người lớn tuổi có tiểu đêm thì lượng nước tiểu ban đêm cao hơn và thể tích mỗi lần đi tiểu thấp hơn cho mỗi lần tiểu so với bệnh nhân lớn tuổi không có tiểu đêm.

Ở người lớn khỏe mạnh việc sản xuất nước tiểu vào ban đêm là ít hơn một nửa thời gian trong ngày

Ở người lớn khỏe mạnh việc sản xuất nước tiểu vào ban đêm là ít hơn một nửa thời gian trong ngày

Các nguyên nhân chính gây tiểu đêm bao gồm: Đa niệu về đêm, phì đại lành tính tuyến tiền liệt, bàng quang tăng hoạt, giảm dung tích bàng quang, bệnh lý tim mạch, đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt, rối loạn giấc ngủ, giảm estrogen.

Tóm lại, khi một nam giới bắt đầu có triệu chứng tiểu đêm (phải thức giấc trong đêm để đi tiểu ít nhất 1 lần trong đêm) thì nên đến các Bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu – Nam khoa để được tư vấn, thăm khám để tầm soát nguyên nhân và điều trị hợp lý.

TS.BS.CKII. TRÀ ANH DUY

Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :