Trung Tâm Nam Khoa
2397 lượt xem

Tiểu Buốt, Tiểu Rắt Có Phải Do Bệnh Thận? Chẩn Đoán Và Điều Trị

Tiểu Buốt, Tiểu Rắt Có Phải Do Bệnh Thận? Chẩn Đoán Và Điều Trị

Tiểu buốt, tiểu rắt có phải do … bệnh thận?

Những biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt là triệu chứng của bệnh tại bàng quang hay niệu đạo chứ hoàn toàn không phải do thận.

Ở nam giới, đặc biệt là những người ngoài 50 tuổi, nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh lý viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt hoặc bứu tuyền tiền liệt mà ra.

Khái niệm tổng quát về tiểu buốt, tiểu rắt

Đông Y thường quan niệm, những vấn đề như đau lưng, tiểu buốt, yếu sinh lý đều là do thận ra mà. Tuy nhiên, thận theo Đông Y khác biệt hoàn toàn so với Tây y. Thận theo Tây y là cơ quan có chức năng lọc máu để bài độc, thải ra nước tiểu. Bên cạnh đó, thận còn tiết nội tiết tố để điều hòa lượng nước tiểu. Nước tiểu từ thận tạo ra sẽ theo hai ống dẫn chảy xuống và đọng lại bàng quang. Sau vài giờ rồi thoát ra ngoài qua ống niệu đạo. Quá trình này dân gian hiểu một cách đơn giản đó là “mắc tiểu”và “đi tiểu”.

Do đó, những biểu hiện như tiểu buốt, tiểu rắt không phải do thận gây ra mà là triệu chứng bệnh tại bàng quang hay niệu đạo. Đấng mày râu nhất là những quý ông ngoài 50, nguyên nhân có thể xuất phát từ bệnh lý viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt hoặc bứu tuyền tiền liệt mà ra.

  • Viêm niệu đạo nhiễm trùng tiểu hình thành do vi khuẩn gây nhiễm trùng tiểu xâm nhập vào đường tiết niệu từ trực tràng, đi lên bàng quang thông qua niệu đạo. Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở bất kỳ ai trong độ tuổi sinh hoạt tình dục, nhưng cao nhất là ở nhóm tuổi 20-24 tuổi. Tình trạng viêm gây nóng bừng ở lỗ tiểu, đau khi đi tiểu và ngứa ở niệu đạo.
  • Viêm tuyến tiền liệt: Ngoài những biểu hiện như tiểu són, tiểu buốt, bệnh còn gây ra những triệu chứng khác như đi tiểu thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm, nước tiểu có máu, đau bụng dưới ở nam giới, bẹn, thắt lưng, giữa bìu và hậu môn, sốt…
  • Bướu tuyến tiền liệt hay còn gọi u xơ tiền liệt tuyến lành tính là sự gia tăng kích thước lành tính của tuyến tiền liệt do số lượng tế bào tăng lên bất thường, hậu quả là niệu đạo bị chèn ép và tắc nghẽn dòng tiểu, gây ra biểu hiện tiểu buốt, tiểu són hay tiểu lắt nhắt. Trên toàn thế giới, có khoảng 30 triệu đàn ông bị mắc bệnh này. Bướu lành tuyến tiền liệt thường gặp ở người lớn tuổi từ 50 tuổi trở nên (có từ 30%- 50% nam giới trên 50 tuổi bị mắc bệnh này). Nếu trên 80 tuổi, khoảng 90% cụ ông bị bướu lành tiền liệt tuyến.

Chẩn đoán và điều trị các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt

Để điều trị hiệu quả các chứng tiểu buốt, tiểu rắt, bệnh nhân cần được xác định chính xác nguyên nhân gây ra những biểu hiện trên.

Bác sĩ có thể khám lâm sàng, tìm hiểu về bệnh sử của bạn cũng như tiến hành các xét nghiệm cần thiết khác như:

  • xét nghiệm nước tiểu,
  • xét nghiệm máu hay xét nghiệm PSA (Prostate-Specific Antigen-kháng nguyên đặc hiệu của tiền liệt tuyến)
  • siêu âm bụng
  • siêu âm ngả trực tràng

Tùy thuộc vào từng căn nguyên cụ thể mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau cho bệnh nhân.

  • Đối với viêm niệu đạo: Mục đích điều trị viêm niệu đạo nam là nhằm giảm triệu chứng, nhận diện và chống các nhiễm khuẩn, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và làm giảm các điều kiện thuận lợi gây bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV. Do đó, bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh Azithromycin trong trường hợp này.
  • Đối với viêm tuyến tiền liệt: việc điều trị cũng bắt đầu từ việc dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau kháng viêm hay massage vùng chậu bằng nước ấm.
  • Đối với bướu tuyến tiền liệt: Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ bướu, dùng thuốc…

Lưu ý chung về lối sống cho quý ông mắc triệu chứng tiểu buốt

Lựa chọn một lối sống và chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng có thể giúp cải thiện sự khó chịu và các cơn đau tạo ra. Quý ông nên

  • Uống đủ nước
  • Hạn chế/ không sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, đồ uống có cồn, thực phẩm cay nóng để làm giảm sự viêm nhiễm trong cơ thể
  • Tắm hoặc ngâm nước ấm vùng chậu
  • Vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ
  • Tránh những bộ môn gây áp lực lên tuyến tiền liệt như đạp xe đạp nhiều giờ, cưỡi ngựa…
  • Hạn chế ngồi lâu một vị trí, nên kết hợp ngồi cùng đệm lót
  • Quan hệ tình dục an toàn

Đặc biệt, khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện bất thường như tiểu buốt, tiểu rắt, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên về Nam khoa để khám và điều trị kịp thời.

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :