Hẹp Bao Quy Đầu: Nguyên Nhân Do Đâu Và Khi Nào Nên Đi Cắt?
Hẹp bao quy đầu khiến không ít bạn nhỏ trở nên tự ti và bị trêu chọc chỉ vì “cậu em” của mình sao chẳng giống bạn bè.
Thậm chí những thanh thiếu niên và người trưởng thành cũng gặp không ít rắc rối do bao quy đầu hẹp gây ra.
Kiến thức về hẹp bao quy đầu của không ít bậc phụ huynh và các bạn trẻ còn rất hạn chế dẫn đến việc hiểu sai về hẹp bao quy đầu, vệ sinh cho con không đúng cách hay những tai nạn đáng tiếc vì cố “mở mắt” cậu nhỏ.
Bài viết liên quan :
Hẹp bao quy đầu là thế nào?
Bao quy đầu là phần da chụp lên chóp đầu (quy đầu) dương vật. Khái niệm hẹp bao quy đầu chỉ tình trạng không thể tuột bao quy đầu xuống được mặc dù đang trong trạng thái cương cứng hoặc là cố gắng dùng tay tác động kéo tuột bao quy đầu xuống.
Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu
Một số người cho rằng hẹp bao quy đầu là do dương vật quá bé. Nhưng sự thật là kích thước dương vật to nhỏ ra sao không ảnh hưởng tới tình trạng hẹp bao quy đầu.
Một số bé trai bị hẹp bao quy đầu là do bẩm sinh từ lúc sinh ra và vấn đề này không liên quan đến di truyền.
Một số khác bị hẹp bao quy đầu khi lớn lên do các tác nhân khác như viêm nhiễm bao quy đầu, ung thư, các bệnh khiến bao quy đầu bị chai…
Khi bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, bộ phận sinh dục cũng nở nang lên đặc biệt khi cương, phần bao quy đầu không “sáng kịp” với sự phát triển của “cậu nhỏ” nên tuột lại phía sau, giúp quy đầu lộ ra ngoài nhưng đối với nam giới bị hẹp bao quy đầu thì điều này không thể xảy ra.
Hẹp bao quy đầu có nguy hiểm không?
Bao quy đầu hẹp nặng, chít khá chặt dẫn tới tình trạng tiểu khó, bí tiểu. Người bị hẹp bao quy đầu cũng dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn gấp 20 lần so với người bình thường.
Hẹp bao quy đầu khiến cho cặn bã, chất bẩn tích tụ gây mùi khó chịu ở dưới bao quy đầu, lâu ngày dẫn tới viêm da bao quy đầu, quy đầu có mủ, tiết dịch hôi, ngứa, sưng tấy.
Ngoài ra, người bị hẹp còn dễ mắc phải các bệnh xã hội hơn khi quan hệ tình dục thiếu lành mạnh và an toàn.
Khi quan hệ, bao quy đầu hẹp, bít chặt gây cảm giác khó chịu, không thoải mái cho cả chàng và nàng.
Sai lầm của nhiều bố mẹ
Nhiều phụ huynh cho rằng chịu khó tuột bao quy đầu nhiều lần cho bé trai giúp tránh hẹp bao quy đầu nhưng mấy ai biết rằng quan niệm này là hoàn toàn không chính xác.
Với những bé trai hẹp do bẩm sinh, chuyện “dính” như vậy là điều tự nhiên. Động tác tuột mạnh dễ gây chảy máu, nhiều khả năng khiến bao quy đầu dính trở lại tạo thành sẹo, từ đó dẫn tới hẹp bao quy đầu thứ phát.
Chưa kể, tuột nhiều lần gây đau khiến trẻ sợ hơn, tâm lý bất ổn.
Khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Đối với trẻ nhỏ và tình trạng hẹp chỉ ở mức nhẹ, bác sĩ thường chưa chỉ định cắt mà chỉ kê toa kem bôi phù hợp hoặc tiến hành thủ thuật dùng kẹp vô trùng banh nhẹ và bố mẹ tuyệt đối không tự làm ở nhà.
Còn nếu hẹp nặng dẫn tới bí tiểu, bác sĩ mới chỉ định cắt bao quy đầu khẩn cấp.
Đến tuổi dậy thì nếu tình trạng hẹp bao quy đầu của trẻ vẫn không cải thiện và có kèm thêm dấu hiệu viêm nhiễm tái đi tái lại, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và việc học thì bác sĩ mới tiến hành cắt bao quy đầu.
Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :
- Địa chỉ: 7B/31 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
- Hotline: 0902 353 353 - (028)62 933 301
- Email: menhealth.vn@gmail.com
- Website: https://menhealth.vn
- Nguồn: https://trungtamnamkhoa.com/hep-bao-quy-dau-la-gi.html