Trung Tâm Nam Khoa
1672 lượt xem

Tinh Hoàn Ẩn Và Tinh Hoàn Lạc Chỗ – Cách Phân Biệt Và Phương Pháp Điều Trị

Tinh Hoàn Ẩn Và Tinh Hoàn Lạc Chỗ – Cách Phân Biệt Và Phương Pháp Điều Trị

Ngoài việc gây hưởng đến chất lượng sinh sản và sinh lý, tinh hoàn ẩn còn làm gia tăng nguy cơ ung thư gấp 10 lần. Do đó, cần mổ tinh hoàn ẩn ngay khi phát hiện.

Tinh hoàn nằm ở bìu không chỉ là đặc điểm giúp phân biệt giới tính-nam nữ, mà chúng còn là nơi chứa đựng một nhà máy sản xuất tinh binh giúp cho việc duy trì nòi giống. Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng hoàn hảo, có người thiếu cái này, có người lại mất cái kia. Tinh hoàn lạc chỗtinh hoàn ẩn là hai biểu hiện điển hình của tình trạng tinh hoàn không xuống ở người trưởng thành hay trẻ sơ sinh và gây ra rất nhiều rắc rối cho người mắc.

Phân biệt tinh hoàn ẩn và tinh hoàn lạc chỗ

Để có hai quả trứng nằm trong tổ như một người nam bình thường thì bản thân quả trứng đó đã phải trải qua một hành trình hết sức gian truân. Ban đầu, lúc thai mới hình thành thì tinh hoàn được tạo ra và nằm kế bên thận. Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7, tinh hoàn nằm tại lỗ bẹn trong hoặc nằm gần lỗ bẹn trong này. Tinh hoàn đi xuống bìu trong khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ.

  • Tinh hoàn ẩn là tinh hoàn nằm ở đâu đó nhưng không ở trong bìu trên đường đi xuống bình thường từ hố thận đến bìu.
  • Tinh hoàn lạc chỗ là tinh hoàn nằm bên ngoài đường đi xuống bình thường của nó (tức từ hố thận đến bìu), ví dụ, tinh hoàn nằm ở túi bẹn nông, đùi, bụng…

Nguyên nhân vì sao lại bị tinh hoàn ẩn?

Cho đến nay, nguyên nhân thực sự vì sao lại có tình trạng tinh hoàn ẩn vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, những số liệu nghiên cứu cho thấy một vài yếu tố có khả năng gây nên tình trạng này là:

  • Giảm áp lực khoang bụng
  • Không có dây chằng bìu hay dây này quá dài
  • Khiếm khuyết bẩm sinh của tinh hoàn
  • Các yếu tố nội tiết và môi trường
  • Các bất thường của thần kinh sinh dục đùi
nguyen-nhan-gay-tinh-hoan-an

Nói không với thuốc lá trong thai kỳ giúp giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị tinh hoàn ẩn

4 yếu tố nguy cơ chính gây ra tinh hoàn ẩn có thể kể đến:

  • Tiền sử gia đình đã có người bị tinh hoàn ẩn
  • Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân
  • Mẹ sử dụng rượu, bia hoặc thuốc lá trong quá trình mang thai
  • Trong lúc mang thai có tiếp xúc với các chất hóa học, đặc biệt là thuốc diệt con trùng.

Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Bình thường, khi sờ và quan sát vị trí bìu ta cũng có thể phần nào đoán được một người có tinh hoàn ẩn hay tinh hoàn lạc chỗ. Nhưng để kết luận đây là tinh hoàn ẩn thì cần phải có sự tham gia của các đơn vị xét nghiệm, đặc biệt là siêu âm hay thậm chí là chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp CT để xác định vị trí tinh hoàn.

Ngoài ra, những trường hợp phát hiện tinh hoàn ẩn nhưng đã lớn tuổi thì nên làm thêm xét nghiệm nội tiết tố nhằm đánh giá mức độ tổn thương của tinh hoàn để có định hướng điều trị.

Bị tinh hoàn ẩn có nguy hiểm?

Ở người hay động vật có vú thường có hai tinh hoàn nằm ngoài cơ thể là vì tinh hoàn cần một nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1-2 độ C (khoảng 35 độ C). Khi mắc phải tình trạng tinh hoàn ẩn thì tinh hoàn nằm hoàn toàn trong cơ thể hoặc nằm trong ống bẹn. Lúc này, tinh hoàn sẽ phải chịu tác động bởi nhiệt độ cơ thể và đó là nguyên nhân làm cho khả năng sản xuất tinh binh của tinh hoàn bị suy giảm.

Ngoài ra, áp lực trong ổ bụng và sự chèn ép của các cơ quan lân cận làm cho tinh hoàn không đạt được kích thước như người bình thường.

Chẳng những ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sinh ký ở nam giới mà tinh hoàn ẩn còn làm gia tăng nguy cơ ung thư lên cao gấp 10 lần so với những người có tinh hoàn nằm đúng vị trí.

sieu-am-chan-doan-tinh-hoan-an

Siêu âm nhằm phát hiện sớm tinh hoàn ẩn để có biện pháp chữa trị ngay

Điều trị tinh hoàn ẩn bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị tinh hoàn ẩn hiện nay chủ yếu dựa vào phẫu thuật. Cả hai hình thức mổ hở và mổ nội soi đều cho kết quả tốt như nhau.

Phẫu thuật thường được dùng nhiều nhất trong việc điều trị tinh hoàn ẩn. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để sắp xếp vị trí của tinh hoàn vào túi bìu và cố định tinh hoàn lại. Phương pháp này có thể được thực hiện bằng thủ thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở thông thường.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu lâm sàng đều cho thấy phẫu thuật càng sớm càng có cơ hội giữ được nhiều mô sinh tinh và chỉ định của phẫu thuật là khi bé đủ 1 tuổi.

Lời kết

Qua đây ta cũng thấy, tinh hoàn ẩn là một thể bệnh mà xuất phát điểm là khi bé còn trong bào thai. Vì vậy, giữ sức khỏe trong lúc mang thai và tránh những yếu tố nguy cơ sẽ làm giảm tối đa hiện tượng tinh hoàn ẩn ở các bé trai. Tuy nhiên, khi phát hiện đứa con yêu dấu của mình có những dấu hiệu nghi ngờ thì người nhà nên mang bé đến khám ở các bệnh viện chuyên về nhi khoa. Việc được khám và điều trị sớm sẽ giúp chức năng tinh hoàn không bị ảnh hưởng quá nhiều khi bé đạt độ tuổi trưởng thành.

Có thể bạn quan tâm:

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :