Trung Tâm Nam Khoa
55 lượt xem

Bệnh Trĩ Ở Nam Giới: Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Bệnh Trĩ Ở Nam Giới: Dấu Hiệu Nhận Biết & Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Một trong những căn bệnh mà ¾ người đàn ông đang mắc phải là bệnh trĩ. Bệnh trĩ ở nam giới đa phần xuất phát từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, lối sống ít vận động. Làm sao để sớm nhận biết và chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả?

Bài viết này được tham vấn y khoa bởi Bác sĩ chuyên khoa Ngoại Tổng quát – BSCKI Bùi Hồng Minh Hậu, giúp bạn giải quyết các thắc mắc liên quan đến trĩ.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng ứ máu liên tục ở hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn làm cho tĩnh mạch phồng giãn và tạo thành các búi trĩ. Đồng thời tuổi tác càng cao, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ở ống hậu môn càng suy yếu, các búi trĩ lòi ra khỏi lỗ hậu môn, thường gọi là sa búi trĩ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở nam giới

Biểu hiện của bệnh sẽ tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng trĩ. Cụ thể như sau:

Đau, rát hậu môn: là triệu chứng đầu tiên của người bị bệnh trĩ. Thậm chí nhiều quý ông “ám ảnh” sau mỗi lần đi đại tiện vì quá đau. Tuy nhiên, nếu càng cố nhịn đại tiện thì càng làm tăng nguy cơ bị táo bón, khiến bệnh trĩ ở nam giới ngày càng trầm trọng hơn.

Ngứa hậu môn: cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở khu vực hậu môn. Triệu chứng này thường kéo dài, xuất hiện trước và sau khi đại tiện. Đây được xem là triệu chứng làm mất tập trung và ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người bệnh.

Nam giới bệnh trĩ thường có dấu hiệu ngứa, rát hậu môn

Chảy dịch ở hậu môn: khi búi trĩ lớn thì tình trạng ứ máu lâu dài sẽ khiến vùng hậu môn bị sưng viêm, chảy dịch có mùi tanh. Bệnh trĩ ở nam giới giai đoạn này, cần vệ sinh hậu môn đúng cách và cẩn thận. Điều này, tránh vi khuẩn và nấm xâm nhập vào hậu môn, gây ra tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.

Đại tiện ra máu tươi: đi tiêu ra máu đỏ là biểu hiện đặc trưng khiến người ta nghĩ ngay đến bệnh trĩ. Mức độ ra máu sẽ tùy vào độ nặng của bệnh. Ban đầu có thể chỉ là tình trạng máu thấm giấy lau sau khi đi tiêu. Sau đó, nặng hơn có thể là máu chảy tự nhiên khi đang đi tiêu với lượng máu nhiều và có thể chảy thành từng giọt.

Sa búi trĩ: trĩ lòi ra ngoài lỗ hậu môn là dấu hiệu dễ nhận biết bệnh trĩ ở nam giới. Vì tính đặc trưng này, trong dân gian vẫn thường gọi bệnh trĩ là bệnh lòi trĩ. Dựa vào mức độ sa của búi trĩ mà các bác sĩ chia thành 3 mức độ khác nhau:

  • Độ I: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn khi đi tiêu và sau đó tự co vào trong hậu môn (trĩ nội độ 1).
  • Độ II: Búi trĩ xuất hiện rõ ràng ra ngoài hậu môn nhưng không có khả năng tự co vào trong và người bệnh phải dùng tay để đẩy vào.
  • Độ III: Búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn tự nhiên cả lúc đi tiêu hay bình thường. Người bệnh dùng tay cũng không thể đẩy búi trĩ vào bên trong hậu môn được.

Phương pháp chữa bệnh trĩ ở nam giới hiệu quả

Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ khác nhau. Tùy vào tình trạng và giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị bệnh trĩ ở nam giới. Vì vậy, khi có dấu hiệu nghi ngờ, các quý ông nên đến các cơ sở có chuyên môn để được khám và điều trị phù hợp.

Chữa bệnh trĩ có 2 phương pháp chính:

Điều trị nội khoa: thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc đặt hậu môn, các thuốc tăng cường thành mạch… Đây là phương pháp an toàn, không xâm lấn và chi phí thấp. Tuy nhiên, về bản chất điều trị bằng thuốc chỉ hỗ trợ điều trị, không giải quyết tận gốc bệnh trĩ.

Bác sĩ Hậu khuyến cáo, để điều trị căn nguyên của trĩ, người bệnh phải thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng như:

  • Ăn nhiều chất xơ (rau củ quả, ngũ cốc, bột mì), các chất làm mềm phân, uống thêm nước…
  • Hạn chế các thói quen làm tăng áp lực lên vùng hậu môn: hạn chế ngồi lâu hoặc đứng lâu trên 1 giờ, khoảng thời gian đi tiêu nên dưới 15 phút/lần.
  • Điều trị các bệnh lý gây tăng áp lực ổ bụng mạn tính như: Bệnh lý mạn tính ở phổi, ho kéo dài, báng bụng…

Điều trị ngoại khoa: 

  • Thủ thuật: thắt dây thun, chích xơ búi trĩ, nong hậu môn, đốt laser búi trĩ,…
  • Phẫu thuật: phẫu thuật kinh điển, phẫu thuật treo khâu treo triệt mạch trĩ Longo

Phương pháp cắt trĩ longo được sử dụng phổ biến vì nhiều ưu điểm vượt trội

Bệnh trĩ ảnh hưởng thế nào đến nam giới?

Mặc dù bệnh trĩ là bệnh lành tính, tuy nhiên ảnh hưởng của nó lên tâm lý và sức khỏe chung là điều nam giới không mong muốn. Một số tác động có thể kể đến như:

  • Ảnh hưởng tâm lý: Bệnh trĩ ở nam giới khiến chất lượng cuộc sống của người nam kém đi đáng kể. Tâm lý lo lắng, căng thẳng và hoang mang luôn hiện diện ở người mắc bệnh trĩ. Tình trạng kéo dài sẽ làm cho nam giới mệt mỏi, chán nản, ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
  • Thiếu máu: bình thường cơ thể sẽ cân bằng lượng máu mất đi ở những người bị trĩ sau mỗi lần đi tiêu. Tuy nhiên, khi lượng máu mất liên tục trong thời gian dài sẽ gây tình trạng thiếu máu.
  • Nhiễm khuẩn: bệnh trĩ ở nam giới nếu không được vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn sẽ phát triển và xâm nhập vào các búi trĩ gây viêm tại hậu môn. Điều trị không kịp thời và đầy đủ có thể khiến vi khuẩn xâm nhập máu gây nhiễm khuẩn huyết và ảnh hưởng đến tính mạng con người.
  • Ảnh hưởng khả năng sinh lý nam giới: Khi cơ thể không thoải mái và tình trạng đau hậu môn âm ỉ sẽ ảnh hưởng đến độ cương của dương vật. Không chỉ vậy, tâm lý căng thẳng lây cũng góp phần làm giảm ham muốn của người bệnh. Kết hợp cả 2 yếu tố trên sẽ khiến chức năng sinh lý của nam giới bị ảnh hưởng nặng.

Ngoài ra, một trong những thắc mắc của nhiều người rằng, bệnh trĩ có biến chứng thành ung thư không?

Bác sĩ Bùi Hồng Minh Hậu – Trung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health giải đáp:

Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh sự liên quan của bệnh trĩ ở nam giới và ung thư. Tuy nhiên, dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ là đi cầu ra máu, dễ nhầm lẫn với bệnh ung thư trực tràng, ung thư đại tràng và các bệnh tiêu hóa khác. Vì vậy, khi có dấu hiệu chảy máu ở hậu môn nam giới cần đến cơ sở y tế thăm khám. Đặc biệt, đối tượng nam giới trên 50 tuổi cần tầm soát ung thư đại trực tràng định kỳ.

Tóm lại, bệnh trĩ ở nam giới cần được chữa sớm, để không ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Bên cạnh đó, các dấu hiệu của bệnh trĩ cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh ác tính khác. Khi có thay đổi thói quen đại tiện hoặc màu sắc phân, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ.

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :

Từ khóa gợi ý: ,