Trung Tâm Nam Khoa
1698 lượt xem

Cảnh Báo Chấn Thương Tinh Hoàn Từ Tai Nạn Lao Động

Cảnh Báo Chấn Thương Tinh Hoàn Từ Tai Nạn Lao Động

Chấn thương bìu – tinh hoàn là một trong những chấn thương cơ quan sinh dục thường gặp nhất, có thể gây nên hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến chức năng tình dục và sinh sản của nạn nhân.   

Dập bìu hay chấn thương tinh hoàn có thể xuất hiện bất cứ khi nào, từ chuyện đá bóng, té xe cho đến tai nạn lao động. Xử trí kịp thời, không chần chừ là cách duy nhất để hạn chế khả năng teo tinh hoàn do va đập mạnh.

Té dàn giáo chấn thương tinh hoàn

Đúng là “họa vô đơn chí”!!!

Anh N.V.H, sinh năm 1989, làm nghề phụ hồ tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong một lần làm việc trên dàn giáo thì vô tình trượt chân té, rất may dàn giáo không cao, anh cũng có với tay vịn lại trước khi chạm đất.

Sau tai nạn tưởng chừng là nhỏ này, anh cảm thấy đau tức vùng bìu, tinh hoàn. Sau đó anh gắng gượng chịu đau làm việc đến hết ngày, khi tắm rửa thay quần áo thì thấy vùng bìu tinh hoàn trái sưng lên, sờ vào rất đau nhưng tiểu bình thường. Lúc này anh mới vội vàng đến khám tại Trung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health.

chan-thuong-tinh-hoan

Té ngã trong quá trình lao động-nguyên nhân phổ biến gây chấn thương tinh hoàn

Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ Võ Duy Tâm – Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health ghi nhận anh bị chấn thương đụng dập mô mềmdập mô tinh hoàn do tai nạn lao động. Anh H. được kê toa thuốc và tái khám theo dõi. Sau một thời gian điều trị, tinh hoàn trái hết sưng, không còn đau, nhưng lại có xu hướng teo nhỏ. Lúc này bác sĩ mới chỉ định cho anh làm xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra, thì phát hiện dù có giảm chất lượng tinh trùng đôi chút nhưng vẫn có khả năng thụ thai bình thường.

Đến nay anh H. đã có 1 con dù 1 bên tinh hoàn teo nhỏ mà khả năng cao là do chấn thương đụng dập tinh hoàn trước đây gây nên, rất may bên tinh hoàn phải vẫn thực hiện tốt chức năng bù đắp.

3 cấp độ chấn thương tinh hoàn cần biết

Bác sĩ Võ Duy Tâm – Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health chia sẻ, về lý thuyết, chấn thương tinh hoàn được phân thành ba mức độ:

  • Chấn thương nhẹ: Dập mô tinh hoàn mà không có máu tụ trong tinh hoàn. Tinh hoàn thường chỉ sưng nhẹ thậm chí không sưng.
  • Chấn thương mức độ vừa: Máu tụ trong tinh hoàn làm bìu tinh hoàn sưng to
  • Chấn thương nặng: khi có vỡ tinh hoàn, tức là rách bao trắng gây tràn máu vào khoang tinh mạc. Hoặc các trường hợp tinh hoàn chuyển chỗ, thường kèm theo các chấn thương bụng kín. Hoặc chấn thương đứt rời tinh hoàn.

Tinh hoàn được xem là mô quý, là nhà máy sản xuất tinh binh, quyết định khả năng sinh sản của nam giới. Do vậy mà 2 “quả trứng” này được che chở cẩn thận bởi hai bên đùi rất vững chắc, cộng với việc túi bìu – tinh hoàn di động dễ dàng giúp cho chúng rất khó bị chấn thương trừ khi có một lực tác động rất mạnh, đè ép tinh hoàn vào đùi hay xương chậu. Chấn thương tinh hoàn thường diễn ra do các tai nạn trong quá trình lao động, hoặc khi nạn nhân bị tấn công hay chơi thể thao hay cũng có thể do tai nạn giao thông.

Chẩn đoán và cấp cứu chấn thương bìu-tinh hoàn

  • Trường hợp vỡ tinh hoàn: Chấn thương tinh hoàn có vỡ tinh hoàn hay tinh hoàn chuyển chỗ sẽ có chỉnh định mổ tuyệt đối. Trong khi đó, đối với các chấn thương không vỡ tinh hoàn, thì các y văn cũng cho thấy nên mổ tham sát ngay từ đầu  để giúp bảo tồn mô tinh hoàn.
  • Trường hợp sưng nhẹ: Các trường hợp chỉ sưng nhẹ mà không có máu tụ, không rách bao trắng trên siêu âm và CT-Scan có thể cân nhắc điều trị bảo tồn nội khoa (theo dõi, thuốc giảm đau, kháng viêm).

Chính vì vậy, ngay khi có các chấn thương vào vùng bìu – tinh hoàn, việc đầu tiên là nên thu xếp đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn đề được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp, với mục đich bảo tồn tối đa mô tinh hoàn.

Bác sĩ Tâm lưu ý rằng:

“Dù được tiếp cận và xử lý sớm, chính xác nhưng vẫn ghi nhận những trường hợp teo tinh hoàn sau các chấn thương tinh hoàn, thậm chí dù đó chỉ là một chấn thương nhẹ, như trường hợp anh N.V.H ở trên. Anh H đã may mắn vì tinh hoàn phải vẫn còn thực hiện tốt chức năng sinh sản, nhưng nhiều trường hợp chấn thương 1 bên tinh hoàn tạo điều kiện để hệ miễn dịch tiếp xúc với tinh trùng, qua đó hệ miễn dịch hiểu lầm các tinh binh là vật lạ, dẫn đến cố gắng sản sinh các kháng thể kháng lại tinh trùng và dẫn đến hiếm muộn vô sinh về sau. Do đó đừng bao giờ chủ quan trước bất kỳ nguy cơ nào đe dọa đến chức năng của nhà máy tinh binh”.

Đặc biệt, trong trường hợp có tổn thương đứt rời tinh hoàn, với mục tiêu bảo toàn chức năng sinh sản, nội tiết và thẩm mỹ, Thạc sĩ – Bác sĩ Trà Anh Duy – Trung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health cho biết thêm:

“Nếu chỉ đứt rời một bên, ngay lập tức đưa tinh hoàn vào túi nilon sạch, ngâm vào thùng nước đá và đưa đến cơ sở y tế gần nhất có điều kiện thực hiện vi phẫu để tiến hành nối lại tinh hoàn. Mô tinh hoàn có thể sống được 4-6 giờ sau khi bị đứt rời.

Trường hợp trong thời gian này không thể tiến hành phẫu thuật vi phẫu nối tinh hoàn thì nên chuyển ngay đến trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm để lưu trữ mô tinh hoàn, nhằm thụ tinh ống nghiệm nếu cần thiết về sau. Nếu đứt cả hai tinh hoàn, hãy đảm bảo tiến hành nối 1 bên tinh hoàn còn tốt trong khi bên còn lại được chuyển ngay đến các trung tâm thụ tinh ống nghiệm là một giải pháp thông minh”.

chan-thuong-tinh-hoan-2

Chuyển ngay tinh hoàn đến trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm nếu 2 tinh hoàn đứt rời

Chấn thương tinh hoàn  sẽ luôn là nổi ám ảnh của những nạn nhân nếm trải qua mùi vì của nó và luôn là mối đe dọa cho khả năng sinh sản của nam giới nói chung. Do đo hãy luôn cẩn trọng trong các hoạt động hằng ngày, trong lao động,… để tránh tối đa các tai nạn không đáng có. Và cũng hãy thật lý trí, bình tĩnh và am hiểu để có những quyết định xử trí đúng đắn khi không may mắn trở thành nạn nhân.

Có thể bạn quan tâm:

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :