Quai Bị Biến Chứng Viêm Tinh Hoàn: Họa Vô Đơn Chí!
“Bác sĩ ơi, em lấy vợ được hơn năm rồi nhưng chưa có con. Trước đây lúc học lớp 1 em từng bị quai bị và nghe nói bệnh quai bị biến chứng viêm tinh hoàn có thể gây vô sinh. Có lẽ nào em đã bị vô sinh? Mong bác sĩ giải đáp.”
Đây là thắc mắc mà bạn N.Đ.T. (TP. Cần Thơ) đã gửi đến các bác sĩ tại Trung tâm sức khỏe Nam giới Men’s Health.
Có thể thấy, viêm tinh hoàn sau quai bị được xem là nỗi ám ánh của rất nhiều chàng trai, đặc biệt với những ai chưa có con. Vậy thì bệnh quai bị biến chứng viêm tinh hoàn có thực sự khiến nam giới mất đi khả năng làm cha?
Còn có rất nhiều hiểu lầm về biến chứng quai bị ở nam giới mà người bệnh cần hiểu rõ để phòng và chữa bệnh đúng cách. Thắc mắc của bạn T. cũng như bạn đọc sẽ được giải đáp trong bài viết ngày dưới đây.
Làm sao nhận biết viêm tinh hoàn sau quai bị?
Trước tiên, bạn cần biết bệnh quai bị là gì mà tại sao nó có thể ảnh hưởng đến tinh hoàn ở nam giới.
Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên và có khả năng lây lan cho người khác thông qua đường hô hấp lúc ho, nhảy mũi, qua đường ăn uống nếu bạn có lỡ ăn uống chung với người mắc bệnh. Bệnh làm sưng một hoặc cả hai bên mang tai.
Sở dĩ quai bị có thể gây viêm ở tinh hoàn nam giới là vì virus có thể theo máu chạy đến “hòn ngọc” ở nam giới.
Khi mắc quai bị, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn, khó nuốt, khó khai. Bệnh có thể kéo dài vài ngày rồi hết hẳn sau 1 tuần. Khoảng 20% nam giới gặp phải biến chứng viêm tinh hoàn.
Bởi vì dịch viêm tiết ra không thể thoát ra ngoài được do tinh hoàn có một vỏ bao rất chắc nên chúng sẽ gây ra các dấu hiệu đặc trưng ở vùng bìu là:
- Tinh hoàn (1 hoặc 2 bên) sưng to gấp 3-4 lần bình thường do dịch ứ đọng
- Da bìu phù nề, nóng đỏ và căng bóng
- Cảm giác đau tức ở tinh hoàn kèm sốt
- Khi hết sốt, tinh hoàn teo lại: Dịch viêm sẽ chèn ép các tế bào sinh tinh, gây chết các tinh binh và sau khi dịch viêm rút đi, nam giới sẽ nhận thấy tinh hoàn nhỏ đi rõ rệt.
Cứ hễ mắc quai bị là sẽ vô sinh?
Theo thống kê, có khoảng 30% bệnh nhân nam bị viêm tinh hoàn một bên, 10% bị teo cả hai bên và 60% là “bình an vô sự” sau quai bị.
Trường hợp của anh N. Đ.T ở trên được xem là khá may mắn và cũng là trường hợp điển hình minh chứng cho nhận định: “KHÔNG PHẢI CỨ MẮC QUAI BỊ LÀ SẼ VÔ SINH”. Vì sao?
Câu trả lời là bởi vì anh mắc quai bị lúc còn nhỏ (học lớp 1 tức mới 6-7 tuổi), chưa đến tuổi dậy. Bệnh quai bị được xem là có khả năng cao dẫn tới vô sinh nam nếu xảy ra ở nam thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì hoặc nam giới trưởng thành.
Qua thăm khám và siêu âm bẹn bìu, bác sĩ thấy 2 bên tinh hoàn của anh vẫn bình thường. Chứng tỏ, anh và vợ muộn đường con cái là do nguyên nhân khác chứ không phải do QUAI BỊ.
Ở nam giới, muốn chẩn đoán vô sinh hiếm muộn, ngoài việc siêu âm bẹn bìu đánh giá hay tìm hiểu lịch sử bệnh lý, cần làm thêm các xét nghiệm như:
- Bộ xét nghiệm nội tiết – sinh dục nam (FSH, LH, Prolactine, Testosterone và Estradiol)
- Tinh dịch đồ
Tâm lý chung của hầu hết mọi người khi biết bản thân mình hoặc người thân trong gia đình từng mắc bệnh quai bị là lo lắng, hoang mang sợ mình không thể sinh con được nữa. Có người còn lo mình sẽ chẳng còn được “nam tính” như xưa.
Và SỰ THẬT là:
- Khả năng vô sinh sẽ chỉ xảy ra khi cả tinh hoàn trái và tinh hoàn phải đều bị teo hẳn.
- Nếu teo chỉ một bên thì bạn vẫn còn cơ hội để làm cha vì tinh hoàn bên còn lại vẫn có thể sản xuất tinh trùng.
- Tinh hoàn một khi đã teo rồi thì bác sĩ cũng “vô phương cứu chữa”, teo vẫn hoàn teo. Hiện không có thuốc men hay thần dược, phương pháp nào có thể hồi phục tinh hoàn trở lại như xưa.
- Khi tinh hoàn teo đi, chức năng sản xuất tinh trùng bị hư hại nhưng chức năng sản sinh nội tiết tố nam testosretone vẫn hoàn toàn bình thường. Do đó, độ “nam tính” chắc chắn sẽ không mất đi bởi vì quai bị như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Hiểu lầm khác về bệnh quai bị biến chứng viêm tinh hoàn
Một số hiểu lầm khác về quai bị người bệnh cần hiểu đúng:
- Lúc bị quai bị do không giữ gìn cẩn thận nên bệnh quai bị biến chứng viêm tinh hoàn.
⇒ Điều này là không đúng bởi vì y học cũng không biết rõ vì sao virus quai bị chạy từ tuyến mang tai xuống tinh hoàn.
- Lúc bị viêm tinh hoàn do quai bị, do không nằm nghỉ hay uống thuốc điều trị nên khiến 2 tinh hoàn bị teo
⇒ Không có thuốc nào có thể ngăn chặn tinh hoàn không bị teo do viêm tinh hoàn sau quai bị. Điều trị quai bị chỉ là điều trị triệu chứng bệnh mà thôi, nghĩa là bệnh nhân sốt thì cho uống thuốc hạ sốt, đau nhức thì dùng thuốc giảm đau, mệt mỏi thì nằm nghỉ ngơi.
Phòng ngừa bệnh quai bị biến chứng viêm tinh hoàn
Để phòng ngừa những biến chứng quai bị gây ra đối sới sức khỏe sinh sản ở nam giới thì cách tốt nhất là tiêm phòng quai bị.
Vào mùa dịch bệnh (thường là mùa hè và mùa thu):
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Đeo khẩu trang để tránh virus lây truyền qua đường hô hấp
- Khi có những biểu hiện ban đầu của bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị trước khi virus chạy đến tấn công tinh hoàn.
Bên cạnh chủng ngừa quai bị để phòng tránh teo tinh hoàn, bạn cũng cần tiêm phòng lao, tránh các bệnh viêm niệu đạo khác bởi vì vi trùng lao hay lậu cũng có thể làm tắc ống dẫn tinh, gây vô sinh ở nam giới.
Xem thêm: 4 PHƯƠNG PHÁP CHỮA VÔ SINH NAM HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY
Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :
- Địa chỉ: 7B/31 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, TP.HCM
- Hotline: 0902 353 353 - (028)62 933 301
- Email: menhealth.vn@gmail.com
- Website: https://menhealth.vn
- Nguồn: https://trungtamnamkhoa.com/quai-bi-bien-chung-viem-tinh-hoan.html