Trung Tâm Nam Khoa
7735 lượt xem

Nước Tiểu Có Mùi Hôi Và Màu Lạ | Cảnh Báo Bệnh Tiềm Ẩn

Nước Tiểu Có Mùi Hôi Và Màu Lạ | Cảnh Báo Bệnh Tiềm Ẩn

Trước giờ cứ nghĩ do uống ít nước nên mước tiểu có mùi hôi và màu đậm hơn. Khám bác sĩ xong tới tá hỏa phát hiện bị đái tháo đường.

Nước tiểu bình thường có màu trắng trong hoặc vàng nhạt. Mùi khai nồng đặc trưng do amoniac trong nước tiểu. Trong quá trình sinh hoạt, màu sắc và mùi của nước tiểu có thể thay đổi mang tính sinh lý. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân bệnh lý làm nước tiểu thay đổi tính chất. Điểm mặt 10 nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng nước tiểu có mùi hôi ngay dưới đây:

Nguyên nhân sinh lý khiến nước tiểu có mùi hôi

  • Uống ít nước: làm nước tiểu bị cô đặc dẫn đến nồng độ amoniac trong nước tiểu tăng cao. tạo ra mùi khai nồng hơn bình thường.

Tình trạng nước tiểu cô đặc còn làm màu sắc nước tiểu trở nên vàng đậm hơn. Đôi khi có thể gây tiểu gắt, tiểu buốt nhẹ do nước tiểu cô đặc ma sát trên niêm mạc đường tiểu khi đi tiểu.

  • Uống nhiều bia rượu hoặc cà phê: làm nồng độ các chất hòa tan trong nước tiểu tăng cao, từ đó thay đổi màu sắc và mùi của nước tiểu.
nước tiểu có mùi hôi

Nước tiểu đổi màu lạ khi uống nhiều bia, hay cà phê

  • Sử dụng các loại vitamin: đây là tình trạng thường gặp khi sau khi sử dụng những loại thuốc để bổ sung vitamin cho cơ thể.

Nguyên nhân là do lượng vitamin nạp vào cơ thể một phần sẽ được đào thải qua thận, dẫn đến xuất hiện trong nước tiểu làm thay đổi màu sắc nước tiểu.

Nước tiểu có mùi hôi do nguyên nhân bệnh lý

  • Nhiễm trùng bàng quang và đường tiết niệu: làm nước tiểu ngả màu trắng đục hoặc vàng đục. Kèm theo đó là các triệu chứng đường tiểu như tiểu gắt tiểu buốt; đi tiểu nhiều lần; chảy dịch mủ lỗ tiểu; đau tức vùng bụng dưới…

Xem thêm: Đau bụng dưới ở nam giới khi đi tiểu

  • Viêm tuyến tiền liệt: đây là nguyên nhân thường gặp ở nam giới làm thay đổi màu sắc của nước tiểu.

Người bệnh có thể thấy nước tiểu có màu đỏ do tổn thương cấu trúc tuyến tiền liệt gây xuất huyết.

  • Đái tháo đường: Đái tháo đường hay dân gian còn gọi tiểu đường. Bệnh khiến cơ thể đào thải đường qua nước tiểu, dẫn đến thay đổi tính chất của nước tiểu. Nước tiểu sẽ trở nên cô đặc hơn, màu sắc vàng sậm. Kèm theo đó là triệu chứng đi tiểu nhiều lần, đôi khi cảm thấy tiểu gắt.
  • Sỏi niệu đạo: làm nước tiểu trở nên đục, có mùi hôi, thậm chí có máu do viên sỏi làm tổn thương niêm mạc niệu đạo.
  • Lỗ rò bàng quang: lỗ rò bàng quang thường thông nối bàng quang với ruột hoặc âm đạo, góp phần gây ra một số vấn đề, bao gồm thay đổi mùi nước tiểu.

Vì lỗ rò bàng quang cho phép vi khuẩn từ các cơ quan khác vào bàng quang, chúng thường có biểu hiện là nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu trông hoặc có mùi như phân, và nước tiểu có chứa khí.

  • Rối loạn chuyển hóa: có thể tăng nồng độ a-xít trong nước tiểu, gây giảm độ pH nước tiểu, từ đó làm nước tiểu có mùi hôi đặc trưng do a-xít.

Cần làm gì khi nước tiểu thay đổi tính chất?

Nước tiểu thay đổi tính chất có thể do nguyên nhân sinh lý, cũng có thể là yếu tố gợi ý một bệnh lý tiềm ẩn.

Khi phát hiện sự thay đổi tính chất nước tiểu, đầu tiên cần loại trừ những nguyên nhân hay các yếu tố liên quan như rượu bia, uống ít nước.

Nếu tính chất nước tiểu vẫn không thay đổi hoặc thậm chí diễn tiến nặng hơn, cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên về ngoại niệu để được tầm soát các nguyên nhân bệnh lý. Từ đó có thể phát hiện và điều trị kịp thời những nguyên nhân bệnh lý này.

Cách hạn chế nước tiểu có mùi hôi và màu lạ

  • Uống nhiều nước;
  • Tránh nhịn tiểu quá lâu;
  • Hạn chế bia rượu hoặc những loại thức uống có chứa đường;
  • Tập luyện thể dục thể thao giúp cho hệ cơ quan thận-tiết niệu làm việc hiệu quả;
  • Điều trị triệt để các bệnh lý viêm nhiễm đường tiểu, bệnh tiểu đường, các rối loạn chuyển hóa…nếu phát hiện

Đọc thêm bài viết liên quan:

Liên Hệ Ngay Để Được Tư Vấn :